Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
  • 1
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 519, No. 2 ( 2022-11-13)
    Abstract: Đánh giá hiệu quả sự thanh thải của urê trong chạy thận nhân tạo (CTNT) bằng chỉ số spKt/V là cần thiết trong điều trị bệnh nhân mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC), với nhiều phương pháp đánh giá sẽ giúp nhà chuyên môn lựa chọn phương án tối ưu nhất trong điều trị bệnh lý này. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả CTNT bằng cách so sánh chỉ số spKt/V ở phương pháp đo trực tiếp trên máy và phương pháp tính toán theo công thức Daugridas. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 175 bệnh nhân mắc BTMGĐC đang lọc máu tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1-6/2022, chỉ số spKt/V được đo bằng hai phương pháp trên và tính giá trị trung bình, sử dụng kiểm định Willcoxon signrank để so sánh 2 giá trị đó. Kết quả cho thấy chỉ số trung bình spKt/V ở phương pháp đo trực tiếp trên máy (1,77 (1,5 - 2,06)) và phương pháp tính toán bằng công thức Daugridas (1,6 (1,36 - 1,82)) đều nằm trong giá trị được khuyến cáo. Kiểm định Willcoxon signrank cho thấy sự khác biệt chỉ số spKt/V ở hai phương pháp có ý nghĩa thống kê và Mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy có sự tương quan chặt chẽ với hệ số tương quan R = 0,65 và R2 = 0,423 (p 〈 0,001). Vì vậy, nhà chuyên môn cần cân nhắc nên lựa chọn phương pháp đo trực tiếp trên máy để đánh giá và điều chỉnh các thông số trong quá trình CTNT để giúp cho bệnh nhân điều trị hiệu quả bệnh lý mắc phải này.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2022
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association ; 2023
    In:  Tạp chí Y học Việt Nam Vol. 526, No. 2 ( 2023-06-01)
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 526, No. 2 ( 2023-06-01)
    Abstract: Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm về việc sử dụng thuốc nội tiết và đáp ứng điều trị trong thụ tinh ống nghiệm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị ngoại trú được chỉ định thụ tinh ống nghiệm tại Đơn vị hỗ trợ sinh sản khoa Hiếm muộn, bệnh viện Từ Dũ từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. Nghiên cứu khảo sát đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu, đặc điểm sử dụng thuốc nội tiết, kết quả điều trị và các yếu tố liên quan đến số lượng noãn chọc hút và tỷ lệ mang thai lâm sàng. Kết quả: Kết quả khảo sát 127 hồ sơ bệnh án cho thấy bệnh nhân có tuổi trung vị là 31 (28-34). Hầu hết các trường hợp là hiếm muộn nguyên phát (70,9%) và 58,3% nguyên nhân hiếm muộn là do chồng. Chỉ số AMH ban đầu là 3,21 (2,38-4,75) ng/ml và AFC ban đầu là 15 (11-22) nang. Gonadotropin được chỉ định chủ yếu là rFSH + hMG (56,7%), rFSH + hMG (22%). Thời gian kích thích buồng trứng có trung vị 11 (10-11) ngày. Trong giai đoạn phóng noãn, rhCG và GnRH đồng vận sử dụng với tỷ lệ là 81,1%, 18,9%. Estradiol dạng uống (100%) và progesteron dạng đặt âm đạo (87,4%) được sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn chuẩn bị nội mạc tử cung. Số lượng noãn chọc hút có trung vị là 14 (11-18). Tuổi (β = -0,296; p = 0,03), chỉ số AMH (β = 1,246; p 〈 0,001), chỉ số AFC (β = 0,441; p 〈 0,001), nồng độ estradiol ngày khởi động trưởng thành noãn (β = 0,001; p 〈 0,001) có liên quan tới số lượng noãn chọc hút. Tỷ lệ mang thai lâm sàng là 25,2%. Phôi loại 1 làm tăng tỷ lệ mang thai lâm sàng (OR = 5,07; p = 0,034). Kết luận: Cần tối ưu hóa chất lượng phôi bằng các biện pháp kỹ thuật và sử dụng thuốc nhằm tăng tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 509, No. 1 ( 2022-01-12)
    Abstract: Phẫu thuật Whitehead được xem là phương pháp phù hợp trong điều trị trĩ vòng hỗn hợp độ IV, tuy nhiên tỷ lệ tai biến, biến chứng còn cao. Ngày nay, với sự phát triển của các dụng cụ cầm máu giúp hạn chế được nhược điểm của phẫu thuật Whitehead. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị trĩ vòng hỗn hợp độ IV bằng phẫu thuật Whitehead tại Bệnh viên TWQĐ108. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 55 BN trĩ vòng hỗn hợp độ IV được điều trị bằng phẫu thuật Whitehead tại Bệnh viện TWQĐ 108. Kết quả: 72,7% bệnh nhân nam, tuổi trung bình 52,6 tuổi. 61,8% bệnh nhân được phẫu thuật whitehead có sử dụng dao Ligasure và 38,2% sử dụng chày tự chế. Lượng máu mất, thời gian phẫu thuật và đau sau mổ của nhóm sử dụng Ligasure ngắn hơn so với dùng chày (p 〈 0,05). Biến chứng sớm 27,3%. Thời gian theo dõi xa trung bình 15,4 tháng, biến chứng xa 7,3%, không bệnh nhân nào tái phát. 98,8% tự chủ hậu môn hoàn toàn tại thời điểm kết thúc nghiên cứu. Kết luận: Cắt trĩ theo Whitehead là phương pháp hiệu quả trong điều trị trĩ vòng hỗn hợp độ IV. Việc áp dụng phương pháp cắt trĩ theo Whitehead với các dụng cụ hỗ trợ hoặc phương tiện cầm máu tùy thuộc vào thói quen của phẫu thuật viên.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2022
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 526, No. 1B ( 2023-05-26)
    Abstract: Đặt vấn đề: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu kiến thức về một số bệnh không lây nhiễm và một số yếu tố liên quan của người dân thành phố Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 400 người dân từ 18 tuổi trở lên ở thành phố Huế. Kết quả: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt về bệnh tăng huyết áp là 89,7%; đối tượng nghiên cứu chưa có kiến thức đạt về bệnh tăng huyết áp là 10,3%. Có 85,5% đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt về bệnh đái tháo đường; đối tượng nghiên cứu chưa có kiến thức đạt về bệnh đái tháo đường là 14,5%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt về bệnh tăng cholesterol máu là 84,5%; đối tượng nghiên cứu chưa có kiến thức đạt về bệnh tăng cholesterol máu là 15,5%. Yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh tăng huyết áp: Trình độ học vấn, nghề nghiệp, đối tượng từng tự đo hoặc được nhân viên y tế đo huyết áp. Yếu tố liên đến kiến thức về bệnh đái tháo đường: Trình độ học vấn, nghề nghiệp, đối tượng đã từng được nhân viên y tế hoặc tự kiểm tra đường huyết. Yếu tố liên quan đến kiến thức về tăng cholesterol máu: Trình độ học vấn, nghề nghiệp, đối tượng đã từng được nhân viên y tế kiểm tra nồng độ cholesterol máu. Kết luận: Duy trì và đẩy mạnh công tác truyền thông về các yếu tố nguy cơ và yếu tố dự phòng về một số bệnh không lây nhiễm như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol máu. 
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2023
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    In: Tạp chí Y học Việt Nam, Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association, Vol. 509, No. 1 ( 2022-01-12)
    Abstract: Đặt vấn đề: Rối loạn chức năng đại tiện sau phẫu thuật là vấn đề thách thức ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của bệnh nhân sau phẫu thuật. Mục đích nghiên cứu nhắm đánh giá chức năng đại tiện của bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi cắt trực tràng trước thấp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 82 bệnh nhân ung thư trực tràng được phẫu thuật nội soi cắt trước thấp từ tháng 7/2018 đến 7/2020. Đánh giá theo thang điểm Hội chứng cắt trước thấp (LARS) và Wexner tại thời điểm 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Kết quả: tuổi trung bình 62,3 tuổi, có 65,9% nam và 34,1% nữ. Chức năng đại tiện thay đổi rõ rệt sau 1 năm: điểm trung bình LARS sau 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng lần lượt là 17,6; 14,0 và 10,6. Trong đó 56,1% bệnh nhân không có LARS sau 3 tháng tăng lên 75,6% sau 12 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân LARS nặng sau 3 tháng 26,8% giảm còn 14,6% sau 12 tháng. Điểm Wexner: sau 3 tháng là 5,9 giảm còn 3,4 sau 12 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân đại tiện bình thường sau 3 tháng 28,0% tăng lên 46,3% sau 12 tháng. Sau 3 tháng có 11,0% bệnh nhân mất tự chủ hoàn toàn giảm còn 7,3% sau 12 tháng. Các yếu tố: hóa xạ trị tiền phẫu (p=0,017), vị trí khối u (p=0,02) và phương pháp thực hiện miệng nối (p=0,01), vị trí miệng nối (p=0,000) có liên quan đến mức độ LARS nặng sau phẫu thuật. Kết luận: Rối loạn chức năng đại tiện ở nhóm bệnh nhân ung thư trực tràng được phẫu thuật nội soi cắt trước thấp là vấn đề thường gặp và kéo dài sau phẫu thuật, chức năng đại tiện sẽ được phục hồi dần theo thời gian. Cần theo dõi, tư vấn và hỗ trợ giúp cho bệnh nhân để cải thiện chất lượng sống tốt hơn.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-1868
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Medical Journal, Vietnam Medical Association
    Publication Date: 2022
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. Further information can be found on the KOBV privacy pages