Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
  • 1
    Online Resource
    Online Resource
    National Institute of Malariology Parasitology and Entomology ; 2022
    In:  TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG ( 2022-02-05), p. 51-
    In: TẠP CHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT VÀ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG, National Institute of Malariology Parasitology and Entomology, ( 2022-02-05), p. 51-
    Abstract: Human strongyloidiasis – the disease is caused by Strongyloides stercoralis infection, is one of the neglected parasitic diseases, but is an important health problem in immunodepression patients due to its autoinfection cycle and lead to hyperinfection. In currently, there were not many adequate studies on this major in patients who were treated inside hospital. A cross-sectional descriptive study and convenient sampling of all patients being treated as inpatients at the hospital. Stool samples were collected and tested for Strongyloides stercoralis infection by direct smear and modified Harada Mori culture. Study of 330 cases of inpatients treated at the general internal medicine department of Cu Chi general hospital showed that: the prevalence of Strongyloides spp infection was 8.5%. In which, direct smear technique only detected 7.0%, lower than the culture technique. Patients over 60 years old, prolonged use of corticosteroids, farmer and frequent contact with soil directly increased Strongyloides spp infection risk 4.1; 3.0; 4.5 and 5.1 times in order. Sex, education level, unhygienic latrines using, and the percentage of eosinophils were not related with Strongyloides spp infection.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2815-6161
    Language: Unknown
    Publisher: National Institute of Malariology Parasitology and Entomology
    Publication Date: 2022
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    In: Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, Vietnamese Society for Infectious Diseases, Vol. 3, No. 39 ( 2022-05-01), p. 36-44
    Abstract: Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị VMNM do trực khuẩn Gram âm mắc phải tại cộng đồng tại BVBNĐ từ năm 2014-2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca bệnh được chẩn đoán VMNM do trực khuẩn Gram âm mắc phải từ cộng đồng được điều trị tại BVBNĐ từ năm 2014 đến năm 2020. Nghiên cứu gồm 2 giai đoạn hồi cứu (01/2014-12/2018) và tiến cứu (01/2019-06/2020). Kết quả: Từ 01/2014 đến 06/2020, 68 bệnh nhânVMNM do trực trùng Gram âm mắc phải từ cộng đồng nhập viện điều trị. Bệnh thường gặp ở nam giới (72,1%), trung niên (tuổi trung vị 52,5 tuổi)và làm nghề nông (54,4%). Đái tháo đường là bệnh nền thường gặp nhất (41,2%). Đáng lưu ý, 21/68 (30,9%) trường hợp có điều trị thuốc kháng viêm corticoid kéo dài trước khi nhập viện và 20/56 (35,7%) bệnh nhân có đồng nhiễm Strongyloides stercoralis. Phát hiện được vật chất di truyền của Strongyloides stercoralis trong dịch não tủy bằng kỹ thuật real-time PCR ở 3 trường hợp. E. coli và K. Pneumoniae là vi khuẩn gây bệnh đứng đầu với tỷ lệ tương ứng 42,5% (29/68) và 32,3% (22/68). E. coli tiết men ESBL chiếm 75,9% (22/29) chủng vi khuẩn, dẫn đến việc điều trị kháng sinh ban đầu bằng Ceftriaxone không phù hợp ở 16/45 bệnh nhân (35,6%). Sốc nhiễm khuẩn xảy ra ở 21/65 (32,3%) bệnh nhân và liên quan đến kết cục xấu.Tử vong và di chứng khá cao với tỷ lệ tương ứng là 35,4% và 20%.  Kết luận: Viêm màng não mủ do trực khuẩn Gram âm mắc phải cộng đồng là bệnh có dự hậu xấu. Một số đặc điểm gợi ý đến nhóm tác nhân này là bệnh nền đái tháo đường, sử dụng corticoid kéo dài, nhiễm giun lươn. Do tình trạng kháng Ceftriaxone của vi khuẩn, kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm ở đối tượng này ưu tiên chọn nhóm Carbapenem.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 0866-7829
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnamese Society for Infectious Diseases
    Publication Date: 2022
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    In: Pham Ngoc Thach Journal of Medicine and Pharmacy, Pham Ngoc Thach University of Medicine, , No. 2022 - Volume 1.3 ( 2022-9-1)
    Abstract: - Mở đầu: Viêm màng não mủ (VMNM) mắc phải tại cộng đồng gây ra bởi trực khuẩn Gram âm được ghi nhận gia tăng trong thập kỷ vừa qua. Bệnh thường xảy ra trên cơ địa người lớn tuổi và/hoặc có bệnh nền, với dự hậu xấu và tỷ lệ tử vong cao. Nghiên cứu mô tả đặc điểm viêm màng não mủ do trực khuẩn Gram âm mắc phải từ cộng đồng ở người lớn. - Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca bệnh được chẩn đoán VMNM do trực khuẩn Gram âm mắc phải từ cộng đồng được điều trị tại BVBNĐ từ năm 2014 đến năm 2020. Nghiên cứu gồm 2 giai đoạn hồi cứu (01/2014 - 12/2018) và tiến cứu (01/2019 - 06/2020). - Kết quả: Từ 01/2014 đến 06/2020, 68 bệnh nhân VMNM do trực khuẩn Gram âm mắc phải từ cộng đồng nhập viện điều trị. Bệnh thường gặp ở nam giới (72,1%), trung niên (tuổi trung vị 52,5 tuổi) và làm nghề nông (54,4%). Đái tháo đường là bệnh nền thường gặp nhất (41,2%). Đáng lưu ý, 21/68 (30,9%) trường hợp có điều trị thuốc kháng viêm corticoid kéo dài trước khi nhập viện và 19/68 (27,9%) bệnh nhân có đồng nhiễm Strongyloides stercoralis. E. coli và K. pneumoniae là vi khuẩn gây bệnh đứng đầu với tỷ lệ tương ứng 42,5% (29/68) và 32,3% (22/68). E. coli tiết men ESBL chiếm 75,9% (22/29) chủng vi khuẩn, dẫn đến việc điều trị kháng sinh ban đầu bằng ceftriaxone không phù hợp ở 16/45 bệnh nhân (35,6%). Sốc nhiễm trùng xảy ra ở 21/65 (32,3%) bệnh nhân và liên quan đến kết cục xấu. Tử vong và di chứng khá cao với tỷ lệ tương ứng là 35,4% và 20%. - Kết luận: Viêm màng não mủ do trực khuẩn Gram âm mắc phải từ cộng đồng là bệnh có dự hậu xấu. E. coli và K. pneumoniae là vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất. Một số đặc điểm gợi ý đến nhóm tác nhân này là bệnh nền đái tháo đường, sử dụng corticoid kéo dài, nhiễm giun lươn. Do tình trạng kháng ceftriaxone của vi khuẩn, kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm ở đối tượng này ưu tiên chọn nhóm carbapenem. Abstract - Background: In the past decade, there was an emergence of spontaneous Gram - negative bacilli bacterial meningitis (SGNBM), which leads to negative impact on prognosis and mortality. Aging and/orunderlying conditions were at increasedrisk for this illness. We aimed to describe characteristics of community acquired Gram - negative bacterial meningitis in adult patients. - Methods: A case series studyof SGNBM was conducted at theHospital for Tropical Diseases, in Ho Chi Minh City, Vietnamfrom 2014 to 2020. The research was devided into two periods: retrospective one (01/2014 - 12/2018) and prospective one (01/2019 - 06/2020). - Results: Atotal of 68 patients were recruited in our study from January 2014 to June 2020. Typical characteristics of patients were male (72,1%), middleage and farmers (54,4%). The most common underlying condition was diabetes mellitus (41,2%). Notably, long - term corticosteroid andco - infection with Strongyloides stercoralis were also common in these patients with 21/68 (30,9%) and 19/68 (27,9%) cases, respectively. Escherichia coli and Klebsiella pneumoniae were the most causative pathogens of SGNBM, accounting for 42,5% (29/68) and 32,3% (22/68) of all cases, respectively. Furthermore, ESBL - producing E. colistrains accounted for 75,9% (22/29) of all E. coli meningitis cases. Hence, ceftriaxone, which is the first - choice antibiotic in community - acquired meningitis, was in appropriate for 35,6% (16/45)patients. Septic shock was presented in 32,3% (21/65) cases with poor outcomes. The overall mortality and morbidity rate from SGNBM were 35,4% and 20%, respectively. - Conclusions: SGNBM isasevere disease resulting to a high rate of mortality and morbidity. Escherichia coli and Klebsiella pneumoniae were the most common pathogens. Diabetes, taking long - term corticosteroid treatment and strongyloidiasis could bethe risks for this condition. It was necessary to use carbapenemas the empiric antibiotic in suspected SGNBM to coverthe ESBL - producing pathogens.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2815-6366 , 2815-6366
    URL: Issue
    Language: Vietnamese
    Publisher: Pham Ngoc Thach University of Medicine
    Publication Date: 2022
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    In: Emerging Infectious Diseases, Centers for Disease Control and Prevention (CDC), Vol. 24, No. 2 ( 2018-02), p. 402-404
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1080-6040 , 1080-6059
    Language: English
    Publisher: Centers for Disease Control and Prevention (CDC)
    Publication Date: 2018
    detail.hit.zdb_id: 2004375-2
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    In: Journal of Infection, Elsevier BV, Vol. 80, No. 4 ( 2020-04), p. 469-496
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 0163-4453
    RVK:
    Language: English
    Publisher: Elsevier BV
    Publication Date: 2020
    detail.hit.zdb_id: 2012883-6
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 6
    In: Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, Vietnamese Society for Infectious Diseases, Vol. 3, No. 39 ( 2022-05-01), p. 52-61
    Abstract: Mục tiêu: Báo cáo các trường hợp giang mai thần kinh, giang mai mắt và viêm gan do giang mai ở bệnh nhân nhiễm HIV nhằm giúp các bác sĩ cảnh giác hơn đối với các thể bệnh này trong thực hành lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: 14 bệnh nhân điều trị tại khoa nhiễm E, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, được chẩn đoán nhiễm HIV kèm xét nghiệm chẩn đoán giang mai dương tính trong máu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca được tiến hành tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.   Kết quả: Có 14 trường hợp nhiễm HIV được nhận vào nghiên cứu, 14/14 là đồng giới nam (2/14 bệnh nhân có quan hệ tình dục với nam lẫn nữ) với tuổi trung vị là 31. Trong số này, 10/14 trường hợp ở giai đoạn AIDS. Chỉ có 1 trường hợp có tiền sử từng điều trị giang mai trước đây. Về chẩn đoán giang mai: có 4 trường hợp giang mai thần kinh, 1 trường hợp giang mai mắt, 5 trường hợp viêm gan do giang mai, 2 trường hợp mắc đồng thời giang mai thần kinh và giang mai mắt, 2 trường hợp giang mai thần kinh và viêm gan do giang mai.Tất cả 7 trường hợp viêm gan giang mai đều có enzyme AST và ALT tăng mức độ vừa với trung vị AST là 152 U/L, trung vị ALT là 85 U/L; trong khi GGT và ALP đều tăng cao, với trung vị GGT là 690 U/L, trung vị ALP là 607 U/L.Vàng da trên lâm sàng (bilirubin toàn phần ≥ 50 µmol/l) hiện diện ở 4/7 trường hợp viêm gan do giang mai và không có trường hợp nào suy tế bào gan. Biến đổi địch não tủy ở 8 trường hợp giang mai thần kinh: tất cả đều có đạm tăng 〉 0,4 g/L, cả 8 trường hợp đều có TPHA dịch não tủy dương tính nhưng RPR dịch não tủy chỉ dương tính ở 3/8 trường hợp. Sau điều trị kháng sinh Penicillin truyền tĩnh mạch, 6/7 trường hợp viêm gan giang mai đều cải thiện về men gan và bilirubin (ngoại trừ 1 trường hợp bỏ viện). Ngoại trừ 1 trường hợp tử vong ở bệnh nhân mắc đồng thời giang mai thần kinh và lao màng não và 1 trường hợp bỏ viện, 12 trường hợp còn lại đều hồi phục tốt sau điều trị. Kết luận: Đối với các trường hợp nhiễm HIV có biểu hiện vàng da và/hoặc men gan tăng cao kiểu ứ mật (tăng GGT và ALP) thì giang mai là tác nhân cần được nghĩ đến trong các chẩn đoán phân biệt. Các bệnh nhân nhiễm HIV có nghi ngờ giang mai thần kinh cần được chọc dò tủy sống để thực hiện xét nghiệm VDRL (hoặc RPR) và TPHA trong dịch não tủy nhằm xác định chẩn đoán. Penicillin G truyền tĩnh mạch hiện tại vẫn là kháng sinh hiệu quả trong điều trị giang mai thần kinh, giang mai mắt và viêm gan do giang mai.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 0866-7829
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnamese Society for Infectious Diseases
    Publication Date: 2022
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 7
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnamese Society for Infectious Diseases ; 2022
    In:  Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam Vol. 3, No. 39 ( 2022-05-01), p. 45-51
    In: Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, Vietnamese Society for Infectious Diseases, Vol. 3, No. 39 ( 2022-05-01), p. 45-51
    Abstract: Bối cảnh: Tiếp cận bệnh nhân nhiễm HIV có khối choán chỗ nội sọ. Đặc biệt, việc chẩn đoán nguyên nhân của khối choán chỗ, là một vấn đề khó khăn trong công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu mô tả nguyên nhân gây khối choán chỗ nội sọ ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đồng thời mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng ở những bệnh nhân này. Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả loạt ca tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2020. Kết quả: Trong 57 bệnh nhân nhiễm HIV có khối choán chỗ nội sọ (48 nam, 9 nữ) với tuổi trung vị là 34, có 45,6%  trường hợp có tiền sử nhiễm HIV trước thời điểm nghiên cứu và yếu tố nguy cơ nhiễm HIV thường gặp nhất là quan hệ tình dục không an toàn. Đau đầu, sốt là hai triệu chứng cũng như lí do nhập viện thường gặp nhất. Gần một nửa trường hợp có nhiều hơn 2 tổn thương trên hình ảnh học sọ não, và thùy đỉnh là vị trí tổn thương thường gặp nhất. Nguyên nhân gây khối choán chỗ nội sọ thường gặp nhất là viêm não do Toxoplasma gondii (49,1%), kế đến là u lao nội sọ (15,8%), u nấm cryptococcus não (3,5%) và ung thư phổi di căn não (1,8%), 29,8% trường hợp không xác định được nguyên nhân gây khối choán chỗ. So với những bệnh nhân còn lại, bệnh nhân bị viêm não do Toxoplasma gondii có số lượng tế bào lym pho TCD4 thấp hơn và tỉ lệ huyết thanh chẩn Toxoplasma gondii dương tính cao hơn. Kết luận: Viêm não do Toxoplasma gondii  là nguyên nhân thường gặp gây khối choán chỗ nội sọ ở bệnh nhân nhiễm HIV tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới, một số yếu tố như số lượng tế bào lympho T-CD4 và huyết thanh chẩn đoán Toxoplasma gondii có thế giúp định hướng trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây khối choán chỗ.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 0866-7829
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnamese Society for Infectious Diseases
    Publication Date: 2022
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 8
    In: Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, Vietnamese Society for Infectious Diseases, Vol. 3, No. 39 ( 2022-05-01), p. 9-14
    Abstract: Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị của piperacillin/tazobactam và carbapenem trong nhiễm khuẩn có cấy máu dương tính trực khuẩn gram âm đường ruột kháng cephalosporin thế hệ thứ 3. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca bệnh người lớn có kết quả cấy máu dương tính với trực khuẩn gram âm đường ruột kháng cephalosporin thế hệ 3 nhạy cảm với piperacillin/tazobactam và carbapenem tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tháng 10/2017 đến tháng 6/2021 và được điều trị bằng một trong hai loại kháng sinh nêu trên. Kết quả: Có 211 bệnh nhân được thu nhận vào nghiên cứu, với 60 bệnh nhân được điều trị piperacillin/ tazobactam và 151 bệnh nhân được điều trị carbapenem. Độ tuổi mắc bệnh có trung vị là 58 tuổi, tỷ lệ nữ/ nam 2/1. 75,8% bệnh nhân nhiễm khuẩn mắc phải cộng đồng. Nhiễm trùng tiểu là ổ nhiễm khuẩn phổ biến nhất (64,8%). E. coli chiếm tỷ lệ 96,7% và hầu hết tiết men β-lactamase phổ rộng (92,4%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa piperacillin/tazobactam và carbapenem về thời gian cắt sốt (76 giờ so với 64 giờ, p = 0,077), tỷ lệ đáp ứng kháng sinh sớm (52,1% so với 52,7%, p = 0,946) và tỷ lệ tử vong 30 ngày (5,0% so với 6,0%, p = 1). Kết luận: Trong nhiễm khuẩn có cấy máu dương tính do trực khuẩn gram âm đường ruột kháng cephalosporin thế hệ 3 nhạy cảm với piperacillin/tazobactam có thể sử dụng piperacillin/tazobactam thay thế carbapenem để điều trị nhằm hạn chế sử dụng carbapenem.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 0866-7829
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnamese Society for Infectious Diseases
    Publication Date: 2022
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 9
    In: Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine, Vietnamese Society of Radiology and Nuclear Medicine, , No. 23 ( 2022-07-11), p. 58-66
    Abstract: TÓM TẮTMục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ não và hình ảnh 18F-FDG PET/CT não ở các bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.Phương pháp: Trong thời gian từ năm 2014 đến 2015, lần đầu tiên ở Việt Nam, phương pháp chụp cắt lớp vi tính não phát điện tử dương (PET/CT) sử dụng 18F-FDG đã được áp dụng trong nghiên cứu bệnh Alzheimer với 32 trường hợp bao gồm 16 bệnh nhân Alzheimer và 16 bệnh nhân nhóm chứng cùng độ tuổi được xác định không bị sa sút trí tuệ, các thăm khám 18F-FDG PET/CT não đã được thực hiện tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai. Thăm khám cộng hưởng từ sọ não cũng được thực hiện cho tất cả các bệnh nhân Alzheimer. Số liệu 18F-FDG PET/CT não ở nhóm Alzheimer được so sánh đối chiếu với nhóm chứng.Kết quả: Tuổi trung bình mắc bệnh ở bệnh nhân Alzheimer là 65.1± 8.2. Đa số bệnh nhân Alzheimer đến khám ở giai đoạn vừa hoặc nặng (90%). Trên hình ảnh cộng hưởng từ, 93% các bệnh nhân có teo vỏ não toàn thể từ mức độ nhẹ đến nặng, 75% trường hợp có teo hồi thái dương trong tính chất bệnh lý, teo não vùng đỉnh cũng gặp ở tỷ lệ cao trong nghiên cứu (81,3%). Chỉ số Evan lớn hơn bình thường trong 68.8% các trường hợp. Không thấy hiện tượng giảm chuyển hóa đường Glucose khu trú ở não trên hình ảnh 18F-FDG PET/CT não ở tất cả các bệnh nhân nhóm chứng. Ngược lại, ở nhóm bệnh nhân Alzheimer, 93.8 các trường hợp có giảm chuyển hóa ở vùng thái dương đỉnh trái và 81.3% ở bên phải, trong khi 100% các bệnh nhân đều có giảm chuyển hóa đường Glucose ở hồi khuy sau hai bên và hải mã trái, chuyển hóa vùng chẩm cơ bản được bảo tồn trong hầu hết các trường hợp và hơn 50% các trường hợp bệnh nhân Alzheimer có giảm chuyển hóa lan ra vùng trán.Kết luận: Hầu hết các bệnh nhân Alzheimer đều có các hình ảnh bất thường về tổn thương thoái hóa não trên hình ảnh cộng hưởng từ thể hiện bằng teo não toàn thể với nhiều mức độ. Những vùng teo não đặc trưng hay gặp trong Alzheimer là teo hồi thái dương trong và teo não vùng đỉnh. Hình ảnh giảm chuyển hóa đường Glucose não hay gặp trên 18F-FDG PET/CT trong bệnh Alzheimer có tính đặc trưng với giảm chuyển hóa có tính chất phân vùng giải phẫu ở vùng thái dương đỉnh và hồi khuy sau, ưu thế bên trái. Cộng hưởng từ não và 18F-FDG PET/CT não được biết đến là những kỹ thuật hình ảnh y học có độ nhậy và độ an toàn cao, có giá trị khách quan và ngày càng được ứng dụng nhiều trong lâm sàng và nghiên cứu về bệnh Alzheimer nói riêng và hội chứng sa sút trí tuệ nói chung, góp phần cải thiện đáng kể khả năng chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt bệnh Alzheimer và các thể sa sút trí tuệ khác.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-4832 , 1859-4832
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnamese Society of Radiology and Nuclear Medicine
    Publication Date: 2022
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 10
    In: Vietnamese Journal of Radiology and Nuclear Medicine, Vietnamese Society of Radiology and Nuclear Medicine, , No. 24 ( 2022-07-11), p. 40-49
    Abstract: TÓM TẮTMục tiêu: Ứng dụng kỹ thuật hình ảnh PET/CT não nhằm xác định đặc điểm hình ảnh chuyển hóa glucose ở nãosử dụng thuốc phóng xạ 18F-FDG trong nghiên cứu sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.Phương pháp: Từ năm 2014 đến năm 2015, 26 bệnh nhân sa sút trí tuệ được lâm sàng chẩn đoán xác định là Alzheimer đã được chụp 18F-FDG PET/CT não tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai.Kết quả: Tuổi trung bình mắc bệnh ở bệnh nhân Alzheimer là 66,3±8,2 với phần lớn từ 60 tuổi trở lên (chiếm 76,7%). Bệnh nhân nữ nhiều hơn nam, chiếm 65,4% và tỷ lệ nữ/nam=1,9. Phần lớn bệnh nhân có trình độ học vấn dưới đại học trở xuống (80,8%). Nơi ở của bệnh nhân trong nghiên cứu chủ yếu là thành thị (65,2%). Thời gian phát hiện bệnh trung bình của bệnh nhân là 3,12±1,87 năm. Các yếu tố nguy cơ của bệnh cũng hiện diện trong nghiên cứu với tần suất cao thấp khác nhau như tăng đường huyết (23,1%), rối loạn chuyển hóa tăng triglyceride (50%) và tăng cholesterol (57,7%), xơ vữa động mạch (29,2%) và bệnh tim (33,3%). Đa số bệnh nhân Alzheimer đến khám ở giai đoạn vừa hoặc nặng (84,6%) và điểm MMSE trung bình là 13,50±6,24. Hình ảnh 18F-FDG PET/CT não trên 26 bệnh nhân Alzheimer cho thấy 96,2% có giảm chuyển hóa glucose ở hải mã - thái dương trong bên trái, trong khi 92,3% các bệnh nhân có giảm chuyển hóa glucose ở hồi khuy sau hai bên và hải mã - thái dương trong bên phải. Giảm chuyển hóa ở vùng thái dương đỉnh phải gặp 76,9% và bên trái là 86,5%. Chuyển hóa vùng chẩm trong bệnh Alzheimer cơ bản được bảo tồn, chỉ có 15,4% các trường hợp có giảm chuyển hóa lan tới một phần vùng chẩm phải và 11,5% lan tới chẩm trái. Một nửa các trường hợp giảm chuyển hóa lan ra vùng trán hai bên. Bảo tồn chuyển hóa glucose não ở các vùng vỏ não vận động - cảm giác nguyên thủy, vùng chẩm, tiểu não, trán và hồi khuy trước. Chuyển hóa glucose ở các nhân xám trung ương được bảo tồn rất cao trong bệnh Alzheimer (96,2%). Sơ đồ giảm chuyển hóa glucose dạng Alzheimer trong nghiên cứu xuất hiện với tần suất cao tới 92,3%, trong đó 84,6% các trường hợp biểu hiện giảm chuyển hóa ở cả hai bên và có 2/26 trường hợp có giảm chuyển hóa chỉ ở bên trái (bán cầu trội). Phân loại giai đoạn bệnh trên PET/CT và trên lâm sàng trong nghiên cứu của chúng tôi có mức độ phù hợp chưa thực sự cao nhưng có ý nghĩa thống kê.Kết luận: Chuyển hóa glucose não trên hình ảnh chụp 18F-FDG PET/CT ở bệnh nhân Alzheimer có đặc điểm giảm chuyển hóa phân vùng giải phẫu rõ rệt và hay gặp ở vùng hải mã - thái dương trong, thái dương sau, thái dương đỉnh và hồi khuy sau. Vùng trán và một phần vùng chẩm bị giảm chuyển hóa ở giai đoạn muộn. Bảo tồn chuyển hóa ở tiểu não, chẩm, vùng vận động - cảm giác nguyên thủy và các nhân xám trung ương, phù hợp với đồ hình giảm chuyển hóa glucose não trong bệnh Alzheimer. Với giá trị chẩn đoán cao kèm vai trò trong chẩn đoán phân biệt các thể sa sút trí tuệ và khả năng chẩn đoán Alzheimer từ giai đoạn tiền lâm sàng đã được khẳng định trong y văn, 18F-FDG PET/CT não là kỹ thuật hình ảnh an toàn và rất có giá trị trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng bệnh Alzheimer nói riêng cũng như trong bệnh lý sa sút trí tuệ nói chung.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-4832 , 1859-4832
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnamese Society of Radiology and Nuclear Medicine
    Publication Date: 2022
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. Further information can be found on the KOBV privacy pages