Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
Filter
  • Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital  (9)
  • 1
    Online Resource
    Online Resource
    Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital ; 2021
    In:  Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa Vol. 5, No. 2 ( 2021-04-30)
    In: Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital, Vol. 5, No. 2 ( 2021-04-30)
    Abstract: Mục tiêu: Đánh giá kết qủa triển khai các gói giải pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết (NKH) liên quan đến đường truyền trung tâm (ĐTTT) ở bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2020, gồm 602 bệnh nhi được đặt ĐTTT sau khi nhập viện. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng bảng kiểm khi đặt ĐTTT và chăm sóc ĐTTT tương ứng là 65,8 và 45,0%. Trong đó, tỷ lệ tuân thủ bảng kiểm lần lượt là 61,1% và 95%, tương ứng. Việc tuân thủ tối đa hàng rào vô khuẩn khi đặt ĐTTT và vệ sinh tay đúng cách khi chăm sóc ĐTTT chưa thực sự tốt (68,3% - 73,2%). Tuy nhiên, kết quả bước đầu cho thấy tỷ suất mắc mới Central-line Associated Blood Stream Infection giảm đáng kể. Kết luận: Mặc dù việc thực hiện các gói giải pháp phòng ngừa NKH liên quan đến ĐTTT chưa được triển khai đầy đủ và đồng bộ ở các khoa tại Bệnh viện Nhi TW nhưng tỷ suất mắc mới đã giảm rõ rệt.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2734-9179 , 2615-9198
    Language: Unknown
    Publisher: Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital
    Publication Date: 2021
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    Online Resource
    Online Resource
    Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital ; 2021
    In:  Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa Vol. 5, No. 2 ( 2021-04-30)
    In: Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital, Vol. 5, No. 2 ( 2021-04-30)
    Abstract: Mục tiêu: Đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà sau ra viện của bệnh nhân khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 8/ 2018- tháng 7/ 2019 Kết quả: Trong số 463 bệnh nhân ra viện, số bệnh nhân có nhu cầu CSSKTN chiếm 66,5%, số bệnh nhân yêu cầu nhân viên y tế đến CSSKTN là 40,4%. Các dịch vụ được lựa chọn cao là khám tại nhà (71,4%), lý liệu pháp hô hấp (61%), Vệ sinh mũi miệng (55,2%), theo dõi dấu hiệu nguy hiểm toàn thân (51,3%). Sau khi ra viện tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ chọn cơ quan cung cấp dịch vụ đứng hàng đầu là Bệnh viện Nhi trung ương (79,2 %). BN tuổi càng nhỏ, bị bệnh giống lần trước, ngày điều trị kéo dài và bố mẹ bị áp lực lớn thì nhu cầu CSSKTN sau ra viện càng cao. Kết luận: Cần thiết thành lập tổ chức CSSKTN để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh sau ra viện.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2734-9179 , 2615-9198
    Language: Unknown
    Publisher: Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital
    Publication Date: 2021
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    Online Resource
    Online Resource
    Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital ; 2019
    In:  Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa ( 2019-02-15)
    In: Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital, ( 2019-02-15)
    Abstract: Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm của các rối loạn tâm thần ở trẻ em tại phòng khám chuyên khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương.Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả, cắt ngang. Sử dụng dữ liệu trong phần mềm eHospital của tất cả bệnh nhân khám và điều trị ngoại trú tại phòng khám chuyên khoa tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/01/2016 đến 31/12/2018. Các rối loạn tâm thần được phân nhóm theo mã số của Danh mục phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khoẻ liên quan lần thứ 10 của Tổ chức Y tế thế giới (ICD 10).Kết quả: Tổng số có 60.431 lượt khám ngoại trú, trong đó có 42.941 trẻ khám lần đầu, chiếm 71,06%. Trong số khám mới, tỷ lệ nam/nữ khoảng 3,8/1; tuổi trung bình là 5,10 ± 3,16; có 95,39% trẻ khám theo hình thức tự nguyện. Các rối loạn tâm thần gặp nhiều nhất bao gồm: Các rối loạn lan tỏa sự phát triển (F84): 18,26%; Các rối loạn tăng động giảm chú ý (F90): 18,01%; Các rối loạn đặc hiệu về phát triển lời nói và ngôn ngữ (F80): 17, 87% và chậm phát triển tâm thần (F70 đến F79): 10,80%. Có sự khác biệt về độ tuổi đến khám nhưng không có sự khác biệt về thời gian khám giữa các rối loạn.Kết luận: Các rối loạn phát triển sinh học thần kinh chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các rối loạn tâm thần ở trẻ em, cần có những dịch vụ, hoạt động khám chữa bệnh phù hợp đáp ứng với nhu cầu của bệnh nhân và gia đình.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2615-9198
    Language: Unknown
    Publisher: Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital
    Publication Date: 2019
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    Online Resource
    Online Resource
    Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital ; 2019
    In:  Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa ( 2019-02-15)
    In: Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital, ( 2019-02-15)
    Abstract: Mục tiêu: Mô tả kỹ thuật và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi Robot cắt nang, nối ống gan chung (OGC) với hỗng tràng kiểu ROUX-en-Y trong điều trị nang ống mật chủ (NOMC) ở trẻ em.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu toàn bộ bệnh nhân được chẩn đoán NOMC và được PTNS robot từ tháng 2/2013 tới tháng 10/2016Kết quả: 42 bệnh nhân (31 nữ, 11 nam) trong nhóm nghiên cứu. Đường kính trung bình của nang là 27,2mm. Tuổi trung bình khi mổ là 40,2 tháng (từ 5-108 tháng) và cân nặng trung bình là 13,4 kg (từ 6,5 tới 29 kg). 20 bệnh nhân (47,7 %) là NOMC typ I và toàn bộ số còn lại là typ 4. Phẫu thuật được tiến hành với 5 trocar (4 dụng cụ robot, 1 dụng cụ của người phụ). Quai Y được làm ngoài ổ bụng. Thời gian mổ từ 150 phút đến 330 phút trung bình 192,7 phút. Không có trường hợp nào có biến chứng sau mổ như nhiễm trùng vết mổ, rò mật hay rò tụy, áp xe tồn dư, tắc ruột sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình 5,1 ngày. 42/42 bệnh nhân (100%) được theo dõi từ 2 tuần đến 40 tháng. Đặc biệt không có bệnh nhân nào bị hẹp miệng nối, không trường hợp nào bị sỏi mật hoặc phải mổ lại, không trường hợp nàobị viêm dạ dày hay loét hành tá tràng sau mổ.Kết luận: phẫu thuật nội soi Robot cắt nang, nối OGC hỗng tràng theo kiểu Roux-en-Y điều trị bệnh lý NOMC là một phương pháp mổ an toàn, hiệu quả. 100% bệnh nhân hài lòng với kết quả phẫu thuật.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2615-9198
    Language: Unknown
    Publisher: Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital
    Publication Date: 2019
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    Online Resource
    Online Resource
    Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital ; 1970
    In:  Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa ( 1970-01-01), p. 10-17
    In: Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital, ( 1970-01-01), p. 10-17
    Abstract: Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống vận chuyển bệnh nhân nhi của 28 tỉnh thành khu vực phía bắc.Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang: khảo sát 348 bệnh viện (BV) bao gồm 13 BV Trung ương, 28 BV đa khoa tỉnh, 13 BV Nhi và Sản nhi, 267 BV huyện, 18 BV chuyên ngành và 9 BV ngoài công lập.Kết quả: 52% các BV không có khoa nhi mà giường nhi đặt trong khoa nội - nhi, truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu. Tỷ lệ giường bệnh nhi/giường bệnh chung là 20%. Công suất sử dụng giường bệnh nhi tăng từ 113,4 năm 2014 đến 120,7% năm 2016. Trang thiết bị y tế phục vụ nhi khoa của các BV tuyến tỉnh và trung ương được trang bị đầy đủ hơn các BV tuyến huyện (p 〈 0,05), đặc biệt về hệ thống oxy trung tâm, máy thở thường, máy hút, máy lọc máu, nội soi hô hấp, nội soi tiêu hóa, xét nghiệm đông máu tự động, chụp CT, chụp MRI và Spect. Về vận chuyển cấp cứu: 14,2 % BV không có xe ô tô cấp cứu phục vụ chuyển tuyến; trang bị trong xe cấp cứu mới chỉ 85% xe có bình oxy, bóng, mask và 65,9% xe có trang bị bộ đặt nội khí quản.Kết luận: Cơ cở vật chất, trang thiết bị y tế và hệ thống vận chuyển cấp cứu nhi khoa trong 28 tỉnh thành khu vực phía bắc Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu dân số nhi khoa, còn khoảng cách về số lượng cũng như về chất lượng giữa tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương.Từ khóa: trang thiết bị, hệ thống vận chuyển, nhi
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2615-9198
    Language: Unknown
    Publisher: Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital
    Publication Date: 1970
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 6
    Online Resource
    Online Resource
    Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital ; 2019
    In:  Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa ( 2019-02-15)
    In: Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital, ( 2019-02-15)
    Abstract: Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu đặc điểm trí tuệ của trẻ ở lứa tuổi tiểu học mắc rối loạn tăng động giảm chú ý.Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 90 trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý được khám và điều trị tại khoa Tâm thần - Bệnh viện Nhi Trung ương. Công cụ được sử dụng đánh giá là thang đánh giá tăng động giảm chú ý Vanderbilt (Vanderbilt ADHD Diagnostic Rating Scale) và trắc nghiệm trí tuệ WISC-IV (Wechsler Intelligence Scale for Children - Fourth Edition).Kết quả: Trong số 90 trẻ tăng động giảm chú ý, có 78,9% trẻ nam và 21,1% trẻ nữ. Độ tuổi trung bình là 7,69. Trắc nghiệm WISC-IV: tỷ lệ trẻ đạt điểm số thấp ở năng lực tư duy ngôn ngữ: 57,8%; trí nhớ làm việc: 68,9%; tốc độ xử lý: 56,6% và tư duy tri giác: 21,1%. Tỷ lệ trẻ đạt điểm số cao ở năng lực tư duy ngôn ngữ; trí nhớ làm việc và tốc độ xử lý chỉ là 1,1%, riêng tư duy tri giác đạt 12,2%.Kết luận: Nhìn chung trẻ tăng động giảm chú ý có chỉ số năng lực trí tuệ ở các lĩnh vực đạt mức trung bình và dưới trung bình, rất ít trẻ đạt mức độ cao về năng lực trí tuệ, do vậy cần những chương trình học phù hợp với khả năng của trẻ.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2615-9198
    Language: Unknown
    Publisher: Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital
    Publication Date: 2019
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 7
    Online Resource
    Online Resource
    Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital ; 2021
    In:  Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa Vol. 5, No. 2 ( 2021-04-30)
    In: Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital, Vol. 5, No. 2 ( 2021-04-30)
    Abstract: Đặt vấn đề và mục tiêu:Cải tiến chất lượng khám chữa bệnh (KCB) tuân thủ nguyên tắc tổ chức, thực hiện quản lý chất lượng là lấy người bệnh (NB) làm trung tâm, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của BV. Tất cả nhân viên y tế (NVYT) trong BV có trách nhiệm tham gia hoạt động quản lý chất lượng nhằm đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao. Hơn nữa, chăm sóc sức khỏe trẻ em là nhiệm vụ hết sức quan trọng của toàn bộ xã hội. Vì vậy, nghiên cứu này thực hiện với mục tiêu: Đánh giá mức độ hài lòng của các bà mẹ đưa con đến khám tại phòng tái khám và các bà mẹ có con nằm điều trị nội trú và các yếu tố liên quan tại khoa nhi Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 72 bà mẹ có con đến khám tại phòng tái khám và 72 bà mẹ có con nằm điều trị nội trú tại khoa Nhi, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế trong thời gian tháng 2 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thu thập số bằng phát vấn bộ công cụ khảo sát, đánh giá lại mức độ tin cậy của hai bộ câu hỏi với chỉ số Cronbach alpha lần lượt là 0,93 và 0,94. Phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Kết quả: Các bà mẹ đưa con đến khám tại phòng tái khám và các bà mẹ có con nằm điều trị nội trú tại khoa Nhi, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế có mức độ hài lòng cao về “Khả năng tiếp cận” với tất cả các biển báo, chỉ dẫn, hướng dẫn; về “sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị”; “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh”; “thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế”; “kết quả cung cấp dịch vụ” của bệnh viện; có mối liên quan giữa tôn giáo và sự hài lòng của bà mẹ về kết quả cung cấp dịch vụ (với p 〈 0,05) và có mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và sự hài lòng của bà mẹ về cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh (với p 〈 0,05); có mối liên quan giữa trình độ học vấn và sự hài lòng của bà mẹ về khả năng tiếp cận (với p 〈 0,05) và có mối liên quan giữa trình độ học vấn và sự hài lòng của bà mẹ về sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị (với p 〈 0,05). Kết luận: Sự hài lòng của người bệnh và người nhà bệnh nhân là một trong những chỉ số rất quan trọng để đánh giá chất lượng của bệnh viện. Chính vì vậy, mỗi bệnh viện nên có kế hoạch nâng cao mức độ của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để tạo lên giá trị cao hơn của bệnh viện.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2734-9179 , 2615-9198
    Language: Unknown
    Publisher: Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital
    Publication Date: 2021
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 8
    Online Resource
    Online Resource
    Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital ; 2021
    In:  Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa Vol. 5, No. 5 ( 2021-10-31)
    In: Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital, Vol. 5, No. 5 ( 2021-10-31)
    Abstract: Mục tiêu : Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu tính khả thi, an toàn và kết quả của phương pháp đóng ống động mạch bằng dụng cụ qua da ở trẻ đẻ non. Đối tượng và phương pháp: Mô tả hồi cứu bệnh nhân sơ sinh non tháng có chẩn đoán còn ống động mạch đơn thuần, đã được can thiệp bít ống động mạch bằng dụng cụ tại Trung tâm Tim mạch trẻ em Bệnh viện Nhi Trung ương, từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 12 năm 2020. Thu thập các dữ liệu về bệnh nhân, kết quả và biến chứng ngay sau can thiệp, sau 24-72 giờ và sau 03 tháng. Kết quả: Tổng số 25 bệnh nhân đủ điều kiện nghiên cứu. Tuổi và cân nặng trung bình tại thời điểm can thiệp là 22±16.8 (2-86) ngày và 1500±500 (800–2700) gram. Phần lớn ống động mạch tuýp C theo phân loại Krichenko, đường kính ống động mạch phía ĐMP là 3.1±0.7 mm, dụng cụ phù hợp là ADO-II-AS. Có 24/25 (96%) ca đóng ống động mạch thành công. Không có biến chứng nặng xảy ra trong khi can thiệp, 03 trường hợp có hẹp ĐMP trái rất nhẹ. ALĐMP trung bình giảm ngay sau can thiệp (p 〈 0.05), triệu chứng suy hô hấp và suy tuần hoàn cải thiện rõ sau 24-72 giờ ( p 〈 0.01) Kết luận: Can thiệp đóng ống động mạch qua da là lựa chọn an toàn, hiệu quả trên trẻ đẻ non.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2734-9179 , 2615-9198
    Language: Unknown
    Publisher: Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital
    Publication Date: 2021
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 9
    Online Resource
    Online Resource
    Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital ; 2019
    In:  Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa ( 2019-02-15)
    In: Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital, ( 2019-02-15)
    Abstract: Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của trẻ tự kỷ từ 3 đến 6 tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình và nhận xét kết quả điều trị ở những bệnh nhân trên theo thang điểm Gilliam.Đối tượng: Gồm 35 trẻ được chẩn đoán bệnh tự kỷ theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM V, điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình từ ngày 01/04/2017 đến 31/03/2018.Phương pháp: Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh đủ tiêu chuẩn.Kết quả: 3- 〈 4 tuổi có 24 trẻ, 4- 〈 5 tuổi có 8 trẻ, 5-6 tuổi có 3 trẻ. Tuổi trung bình của 35 trẻ là 43,7 ± 9,3 tháng; có 27 trẻ nam và 8 trẻ nữ, nam/nữ là 3,4/1; có 23 trẻ sống ở nông thôn và 12 trẻ sống ở thành thị; có 24 trẻ tự chơi một mình và có 11 trẻ xem ti vi, điện thoại, máy tính, quảng cáo trên 4 giờ; có 22 trẻ đi học mẫu giáo trên 6 tháng trước khi can thiệp điều trị và có 13 trẻ tự kỷ ở nhà. Có 11 trẻ được gia đình chăm sóc và can thiệp tích cực tại nhà, 12 trẻ được gia đình chăm sóc và can thiệp thường xuyên tại nhà và có 12 trẻ được gia đình chăm sóc và can thiệp thỉnh thoảng tại nhà. Có 30 trẻ chậm nói và không nói được từ nào; có 32 trẻ có ngôn ngữ kì dị vô nghĩa; có 30 trẻ không biết lồng ghép giao tiếp không lời; có 33 trẻ gọi không quay đầu lại; có tất cả có 35 trẻ tự kỷ không biết trò chơi có tính chất tưởng tượng,không biết kết bạn và chơi với bạn; có 30 trẻ có hành vi vận động rập khuôn lặp lại, có 32 trẻ có lối suy nghĩ chào hỏi nhắc lại câu hỏi của người khác; có 31 trẻ gắn bó chặt chẽ quá mức và 11 trẻ thờ ơ không quan tâm; tất cả trẻ tự kỷ đều có rối loạn cảm giác, giác quan ở mức độ khác nhau; có 5 trẻ ở mức độ nhẹ, 21 trẻ ở mức độ trung bình và 9 trẻ ở mức độ nặng. Có cải thiện rõ rệt sau điều trị; về hành vi định hình, về kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội, mức độ nặng nhẹ của bệnh; tuổi trẻ càng nhỏ thì can thiệp có kết quả tốt hơn; trẻ có đi mẫu giáo thì kết quả điều trị tốt hơn; trẻ được gia đình can thiệp tích cực tại nhà thì cải thiện tốt hơn.Kết luận: Trẻ tự kỷ đến can thiệp chủ yếu là trẻ 3-4 tuổi, dưới 5 tuổi can thiệp tốt hơn, gia đình tích cực can thiệp có cải thiện tốt hơn.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 2615-9198
    Language: Unknown
    Publisher: Journal of Pediatric Research and Practice, Vietnam National Childrens Hospital
    Publication Date: 2019
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. Further information can be found on the KOBV privacy pages