Your email was sent successfully. Check your inbox.

An error occurred while sending the email. Please try again.

Proceed reservation?

Export
Filter
  • Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO  (24)
  • 1
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO ; 2020
    In:  Tạp chí Phụ sản Vol. 18, No. 2 ( 2020-11-02), p. 67-73
    In: Tạp chí Phụ sản, Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO, Vol. 18, No. 2 ( 2020-11-02), p. 67-73
    Abstract: Đặt vấn đề: Vô sinh có thể gây ra cảm giác xấu hổ, tội lỗi và tự ti cho người phụ nữ. Những cảm xúc tiêu cực này có thể dẫn đến các mức độ trầm cảm, lo âu, đau khổ và chất lượng sống kém khác nhau. Áp lực từ gia đình và xã hội làm nặng nề thêm tình trạng rối loạn tâm lý của bệnh nhân. Mục tiêu: (1) Khảo sát tình trạng rối loạn tâm lý ở bệnh nhân vô sinh bằng thang điểm BDI trước và sau điều trị vô sinh. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm lý bệnh nhân vô sinh. Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi đánh giá mức độ trầm cảm của Beck Depression Inventory (BDI) cho 339 bệnh nhân nữ đến khám và điều trị vô sinh tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và vô sinh Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 09/2017 đến tháng 05/2018. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: chưa từng điều trị và đã điều trị tại trung tâm ít nhất 3 tháng. Đối với nhóm chưa điều trị, đánh giá mức độ trầm cảm sau khi được chẩn đoán là vô sinh ở lần khám đầu tiên; nhóm còn lại được đánh giá tại thời điểm họ tái khám sau khi điều trị tại trung tâm ít nhất 3 tháng. Kết quả: Điểm BDI trung bình của các bệnh nhân nữ vô sinh là 9,60 ± 7,98; trong đó nhóm chưa điều trị là 11,02 ± 8,44; nhóm đã điều trị là 7,94 ± 7,09. Tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn tâm lý ở nhóm chưa điều trị là 33,5% và nhóm đã điều trị là 19,7%. Có sự khác biệt về rối loạn tâm lý giữa hai nhóm bệnh nhân trước và sau điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Có sự khác biệt về rối loạn tâm lý giữa hai nhóm bệnh nhân có và không có chịu áp lực từ gia đình và áp lực từ xã hội, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Có sự khác biệt về rối loạn tâm lý giữa nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn phổ thông và nhóm cao đẳng – đại học, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,049. Sự khác biệt về rối loạn tâm lý giữa các nhóm bệnh nhân đánh giá trên các phương diện: loại vô sinh, nguyên nhân vô sinh, thời gian vô sinh hay tình trạng kinh tế là không có ý nghĩa thống kê với p 〉 0,05. Kết luận: Tình trạng rối loạn tâm lý của bệnh nhân vô sinh sau quá trình điều trị thấp hơn so với nhóm trước điều trị, liên quan đến áp lực từ gia đình và xã hội, trình độ học vấn.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-3844 , 1859-3844
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO
    Publication Date: 2020
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 2
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO ; 2018
    In:  Tạp chí Phụ sản Vol. 16, No. 2 ( 2018-08-01), p. 128-137
    In: Tạp chí Phụ sản, Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO, Vol. 16, No. 2 ( 2018-08-01), p. 128-137
    Abstract: Đặt vấn đề: Nghiên cứu về mức độ áp lực tâm lý và mối liên quan với rối loạn tình dục ở đối tượng vô sinh mang tính đặc trưng theo từng nền văn hóa. Bên cạnh đó rối loạn stress ở vợ, chồng và rối loạn tâm lý của cả cặp vô sinh, cũng như độ mạnh của mối liên quan giữa rối loạn tâm lý và rối loạn tình dục chưa được nghiên cứu nhiều. Cung cấp dữ liệu về mức độ áp lực tâm lý và mối liên quan với rối loạn tình dục là góp phần để hình thành chiến lược từng bước đưa can thiệp tâm lý vào chương trình quản lý vô sinh theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Việt Nam chưa có nghiên cứu về vấn đề này. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định mức độ trầm cảm, lo âu, stress ở người vợ, người chồng và cặp vợ chồng vô sinh. (2) Đánh giá mối liên quan giữa các rối loạn tâm lý và rối loạn tình dục. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, sử dụng các bộ câu hỏi: Thang đo Trầm cảm - Lo âu - Stress (DASS-21), Chỉ số chức năng tình dục nữ (FSFI-19), Công cụ chẩn đoán xuất tinh sớm (PEDT) và Chỉ số quốc tế về chức năng cương dương (IIEF-15) cho 213 cặp vợ chồng vô sinh đến khám tại trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh - Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. Kết quả: Tỉ lệ rối loạn trầm cảm, lo âu, stress và có ít nhất một trong ba rối loạn ở vợ là: 17,4%; 29,1%; 13,6% và 34,7%; ở chồng là: 7,5%; 15,5%; 5,6% và 19,2% và cặp vợ chồng là: 22,1%; 39,0%; 17,8% và 44,1%. Mức độ rối loạn nhẹ và vừa chiếm đa số. Sau khi hiệu chỉnh tuổi, trầm cảm liên quan nhẹ với rối loạn cương (OR=1,06), với xuất tinh sớm (OR=1,18). Lo âu liên quan nhẹ với rối loạn chức năng tình dục nữ (OR=1,09), với rối loạn cương (OR=1,04), với xuất tinh sớm (OR=1,20). Stress chỉ liên quan nhẹ với rối loạn chức năng tình dục nữ (OR=1,11). Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có nhu cầu xây dựng chiến lược chăm sóc tâm lý thích hợp, nhằm từng bước tiến tới tiếp cận toàn diện để quản lý vô sinh. Gần một nửa số cặp vợ chồng có rối loạn về tâm lý, trong đó người vợ chịu áp lực nhiều hơn chồng. Các vấn đề tâm lý nên được quan tâm đồng thời với các vấn đề về tình dục.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-3844 , 1859-3844
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO
    Publication Date: 2018
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 3
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO ; 2021
    In:  Tạp chí Phụ sản Vol. 19, No. 2 ( 2021-10-29), p. 34-40
    In: Tạp chí Phụ sản, Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO, Vol. 19, No. 2 ( 2021-10-29), p. 34-40
    Abstract: Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng theo y học cổ truyền (YHCT) và tìm hiểu sự khác nhau của một số yếu tố giữa các thể lâm sàng ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân nữ vô sinh có HCBTĐN tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Kết quả: Lưỡi to bệu/có dấu răng 60,8%, rêu trắng 94,1%, mạch trầm 92,2%, mạch sác 27,5%, mạch tế 55,9%, mệt mỏi hoặc hay quên 86,3%, kinh nguyệt không đều 71,6%, kinh nguyệt sau kì 53,9%. Thể thận hư can uất 42,2%, đàm ứ tương kết 26,5%, thận hư huyết ứ 17,6%, tỳ hư đàm thấp 13,7%. Có sự khác biệt về chỉ số khối cơ thể (BMI) và chu vi vòng bụng giữa các thể lâm sàng, p 〈 0,05. Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng theo YHCT ở bệnh nhân vô sinh có HCBTĐN xuất hiện khá phổ biến. Thể tỳ hư đàm thấp và thể đàm ứ tương kết có BMI và chu vi vòng bụng cao hơn thể thận hư huyết ứ và thận hư can uất.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-3844 , 1859-3844
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO
    Publication Date: 2021
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 4
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO ; 2018
    In:  Tạp chí Phụ sản Vol. 15, No. 4 ( 2018-03-01)
    In: Tạp chí Phụ sản, Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO, Vol. 15, No. 4 ( 2018-03-01)
    Abstract: Mục tiêu: đánh giá tần suất các bất thường phân chia, xác định mối liên quan giữa chất lượng phôi với động học phát triển của phôi đến ngày 2 trong điều kiện thụ tinh ống nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: tổng số 106 chu kì điều trị bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm có sử dụng hệ thống theo dõi nuôi cấy phôi liên tục tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và vô sinh, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế trong thời gian từ tháng 4/2016 đến tháng 10/2017. Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: Tổng số 846 phôi từ 106 bệnh nhân được đánh giá bởi hệ thống theo dõi phôi liên tục. Các bất thường về hợp tử, phôi bào đa nhân, phân chia bất thường 1 thành 3 tế bào và phân chia ngược được tầm soát. Những phôi chất lượng tốt có thời gian xuất hiện hợp tử và dung hợp tiền nhân sớm hơn đồng thời các khoảng thời gian T 2pn-f và T f-2c ngắn hơn so với các phôi bào chất lượng kém hơn. Không có sự khác biệt về tốc độ phân chia giữa các nhóm độ tuổi vợ tham gia nghiên cứu. Kết luận: Sử dụng hệ thống theo dõi phôi liên tục giúp phát hiện các bất thường trong quá trình phân chia của phôi mà phương pháp đánh giá hình thái thông thường không phát hiện được. Dựa vào thời gian xuất hiện thể cực, dung hợp tiền nhân và các khoảng thời gian T 2pn-f, T f-2c có thể tiên lượng được hình thái phôi ngày 2.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-3844 , 1859-3844
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO
    Publication Date: 2018
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 5
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO ; 2017
    In:  Tạp chí Phụ sản Vol. 15, No. 3 ( 2017-05-01), p. 162-167
    In: Tạp chí Phụ sản, Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO, Vol. 15, No. 3 ( 2017-05-01), p. 162-167
    Abstract: Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa rối loạn tình dục nam và nữ ở cặp vợ chồng vô sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, sử dụng các bộ câu hỏi Chỉ số quốc tế về chức năng cương dương (IIEF) cho chồng và Chỉ số chức năng tình dục nữ (FSFI) cho vợ trong mẫu 150 cặp vợ chồng vô sinh đến khám tại trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. Kết quả: Nghiên cứu đã tìm thấy một mối tương quan thuận giữa chức năng tình dục nam và nữ, mức độ tương quan nhẹ (r = 0,26). Ngoài ra còn tìm thấy tổng điểm IIEF có tương quan nhẹ với điểm số các hình thái phấn khích, đạt khoái cảm và thỏa mãn trong chức năng tình dục nữ (với hệ số tương quan r lần lượt là 0,176; 0,223 và 0,271). Đồng thời, tổng điểm FSFI cũng có tương quan nhẹ với các hình thái thỏa mãn giao hợp và thỏa mãn toàn diện trong chức năng tình dục nam (với r lần lượt là 0,178 và 0,222). Kết luận: Đã tìm thấy một mối tương quan về chức năng tình dục giữa vợ và chồng của các cặp vô sinh, rối loạn tình dục ở người này có thể là sự phản ánh rối loạn ở người kia
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-3844 , 1859-3844
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO
    Publication Date: 2017
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 6
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO ; 2019
    In:  Tạp chí Phụ sản Vol. 16, No. 4 ( 2019-06-01), p. 124-128
    In: Tạp chí Phụ sản, Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO, Vol. 16, No. 4 ( 2019-06-01), p. 124-128
    Abstract: Mục tiêu: Nhằm làm rõ mối liên quan giữa các chỉ số siêu âm tinh hoàn và kết quả tinh dịch đồ từ đó đánh giá được vai trò của siêu âm tinh hoàn trong chẩn đoán và tiên lượng chất lượng tinh trùng. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích mô tả cắt ngang trên 460 bệnh nhân nam ở những cặp vô sinh đến khám và điều trị tại trung tâm Nội tiết – Sinh sản – Vô sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 6/2016 đến tháng 5/2018. Kết quả: Nhóm bệnh nhân có kết quả tinh dịch đồ bình thường sẽ có thể tích tinh hoàn lớn (tinh hoàn phải: 9.36±2.11 so với 8.50±2.30, p 〈 0.001; tinh hoàn trái: 9.22±1.96 so với 8.41±2.46, p 〈 0.001; tổng thể tích tinh hoàn hai bên: 18.60±4.00 so với 16.90±4.51, p 〈 0.001). Trong khi đó các chỉ số khác: RI, PSV, EDV không có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu. Kết luận: Thể tích tinh hoàn có thể được sử dụng để tiên lượng được chất lượng tinh trùng trong khi các chỉ số khác: RI, PSV, EDV không có mối liên quan đến kết quả tinh dịch đồ.  
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-3844 , 1859-3844
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO
    Publication Date: 2019
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 7
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO ; 2018
    In:  Tạp chí Phụ sản Vol. 16, No. 2 ( 2018-08-01), p. 114-119
    In: Tạp chí Phụ sản, Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO, Vol. 16, No. 2 ( 2018-08-01), p. 114-119
    Abstract: Đặt vấn đề: Siêu âm bìu có thể cung cấp các thông tin trong đánh giá tinh hoàn, mào tinh và các bất thường về hình thái cơ quan sinh dục nam, đặc biệt ở các bệnh nhân vô sinh. Thực hành lâm sàng không chỉ định siêu âm bìu một cách thường quy. Trong trường hợp vô tinh, siêu âm bìu có thể có giá trị tiên lượng có tinh trùng trong phẫu thuật trích tinh trùng. Nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm siêu âm bìu ở các bệnh nhân vô tinh và tìm hiểu mối liên quan giữa các thông số siêu âm bìu với kết quả phẫu thuật trích tinh trùng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang các trường hợp vô sinh nam đến khám tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và vô sinh, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 6/2016 đến tháng 5/2018 có kết quả tinh dịch đồ kết luận vô tinh. Tất cả bệnh nhân đều được siêu âm bìu và xét nghiệm nội tiết sinh sản, được chỉ định phẫu thuật trích tinh trùng từ tinh hoàn, mào tinh bằng các kỹ thuật TESA, PESA và TESE. Kết quả được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Tổng số 127 trường hợp vô sinh nam vô tinh được đưa vào mẫu nghiên cứu. Đặc điểm giữa hai nhóm có tinh trùng và không có tinh trùng sau phẫu thuật có sự khác biệt về độ tuổi, phân loại vô sinh. Thể tích tinh hoàn trung bình 18.2±16.6ml (trái: 9.0±8.3ml; phải: 9.2±8.5ml), Giãn tĩnh mạch thừng tinh 11.8%; kết quả phẫu thuật trích tinh trùng: có tinh trùng 50.4%, không có tinh trùng 49.6%. So sánh thể tích tinh hoàn giữa nhóm phẫu thuật có (26.8± 18.7ml) và không tìm thấy tinh trùng (9.5 ± 7.1ml), khác biệt có ý nghĩa với OR=17.3 (95%CI: 12.3-22.3; p 〈 0.05); tại điểm cắt tổng thể tích tinh hoàn 13.75ml có giá trị dự báo có tinh trùng là 76.6%. Kết luận: Đánh giá thể tích tinh hoàn trên siêu âm hữu ích cho việc tiên lượng kết quả phẫu thuật trích tinh trùng ở các bệnh nhân vô tinh.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-3844 , 1859-3844
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO
    Publication Date: 2018
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 8
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO ; 2021
    In:  Tạp chí Phụ sản Vol. 19, No. 1 ( 2021-09-01), p. 61-66
    In: Tạp chí Phụ sản, Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO, Vol. 19, No. 1 ( 2021-09-01), p. 61-66
    Abstract: Mục tiêu: Chuyển phôi nang hiện là chiến lược được lựa chọn trong điều trị hỗ trợ sinh sản nhằm cải thiện kết quả có thai so với chuyển phôi phân cắt và giảm tỷ lệ đa thai. Nghiên cứu này nhằm đánh giá chất lượng phôi và kết quả có thai của các chu kỳ chuyển phôi nang từ phôi rã đông ở giai đoạn phân cắt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và vô sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, trong thời gian từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2020. Các phôi đông lạnh ở giai đoạn phôi phân cắt (phôi ngày 2) được rã đông và nuôi cấy đến ngày 5 trước khi chuyển phôi. Các thông số về chất lượng phôi trước đông lạnh, sau khi rã đông, trước khi chuyển phôi, kết quả có thai bao gồm kết quả β-hCG dương tính, thai lâm sàng, tỷ lệ làm tổ được ghi nhận. Kết quả: Nghiên cứu thu nhận 52 chu kỳ chuyển phôi nang nuôi cấy từ phôi phân cắt được rã đông gồm 216 phôi đã trữ và rã đông. Có 57,94% phôi phân cắt sau rã đông phát triển thành phôi nang. Mặc dù số phôi chuyển và số phôi chuyển loại A trung bình thấp (1,98 ± 0,64 và 0,85 ± 0,78) nhưng tỷ lệ có thai lâm sàng và tỷ lệ làm tổ tốt (46,15% và 27,18%). Kết luận: Nuôi cấy kéo dài phôi phân cắt sau rã đông đến phôi nang có hiệu quả tốt với các bệnh nhân đã thất bại chuyển phôi phân cắt trước đây.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-3844 , 1859-3844
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO
    Publication Date: 2021
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 9
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO ; 2022
    In:  Tạp chí Phụ sản Vol. 19, No. 3 ( 2022-01-10), p. 39-47
    In: Tạp chí Phụ sản, Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO, Vol. 19, No. 3 ( 2022-01-10), p. 39-47
    Abstract: Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm và các yếu tố liên quan đến tình trạng nội mạc tử cung trong chu kỳ thụ tinh nhân tạo, đồng thời khảo sát ảnh hưởng của độ dày nội mạc tử cung đến sự thành công của phương pháp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả cắt ngang các cặp vợ chồng vô sinh được điều trị bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo bơm tinh trùng vào buồng tử cung, tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh - Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế trong thời gian từ tháng 08 năm 2018 đến tháng 04 năm 2021. Sau khi thu thập thông tin hành chính, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng cho cặp vợ chồng hiếm muộn thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ, theo dõi nang noãn và thực hiện kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung, xét nghiệm beta-hCG máu sau bơm 2 tuần và siêu âm thai 2 tuần sau khi thử thai dương tính. Kết quả: Phác đồ kích thích buồng trứng và việc bổ sung estrogen trong các chu kỳ theo dõi nang noãn tác động có ý nghĩa lên độ dày nội mạc. Độ dày nội mạc có mối liên quan đáng kể đến sự thành công của kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Ngưỡng độ dày nội mạc tử cung 8,65mm có thể tiên lượng kết quả có thai với độ nhạy là 61,5% và độ đặc hiệu là 63,5%, AUC = 61,6%, p 〈 0,05. Bên cạnh đó, một số yếu tố người vợ, độ tuổi của người chồng có ảnh hưởng bất lợi đến kết quả có thai. Kết luận: Kích thích buồng trứng trong chu kỳ thụ tinh nhân tạo có liên quan đến độ dày của nội mạc. Đặc điểm độ dày nội mạc tử cung là một yếu tố có khả năng tiên lượng kết quả có thai sau thụ tinh nhân tạo.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-3844 , 1859-3844
    URL: Issue
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO
    Publication Date: 2022
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
  • 10
    Online Resource
    Online Resource
    Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO ; 2021
    In:  Tạp chí Phụ sản Vol. 19, No. 1 ( 2021-09-01), p. 54-60
    In: Tạp chí Phụ sản, Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO, Vol. 19, No. 1 ( 2021-09-01), p. 54-60
    Abstract: Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liên quan giữa kiểu hình Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) và kết cục thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả có theo dõi được thực hiện tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh Đại học Y Dược Huế (HueCrei) trên các phụ nữ HCBTĐN thực hiện kỹ thuật TTTON trong khoảng thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 05/2021. Các bệnh nhân được chẩn đoán HCBTĐN theo tiêu chuẩn Rotterdam và phân thành 4 kiểu hình: kiểu hình A: rối loạn phóng noãn, cường Androgen và buồng trứng đa nang; kiểu hình B: rối loạn phóng noãn và cường Androgen nhưng hình ảnh buồng trứng bình thường; kiểu hình C: cường Androgen và hình ảnh buồng trứng đa nang nhưng có chu kỳ phóng noãn bình thường và kiểu hình D: có rối loạn phóng noãn và hình ảnh buồng trứng đa nang nhưng không có cường Androgen lâm sàng hoặc cận lâm sàng. So sánh các đặc điểm cơ bản, kết quả KTBT và kết cục TTTON ở các nhóm kiểu hình. Kết quả: Tổng cộng có 77 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó kiểu hình A, B, C, D chiếm tỉ lệ lần lượt là 13%; 2,9%; 11,7% và 71,4%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm lâm sàng, nội tiết giữa các nhóm kiểu hình cũng như kết quả kích thích buồng trứng. Tỉ lệ có thai lâm sàng có xu hướng cao hơn ở nhóm kiểu hình cổ điển tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p= 0,173). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy không có yếu tố độc lập nào kể cả kiểu hình ảnh hưởng đến tỉ lệ có thai lâm sàng ở các phụ nữ HCBTĐN khi thực hiện TTTON. Kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ có thai lâm sàng giữa các nhóm kiểu hình HCBTĐN khác nhau. Cần có các nghiên cứu cỡ mẫu lớn theo dõi lâu dài để đưa ra kết luận chính xác và tin cậy.
    Type of Medium: Online Resource
    ISSN: 1859-3844 , 1859-3844
    Language: Unknown
    Publisher: Vietnam Association of Obstetrics and Gynecology - VAGO
    Publication Date: 2021
    Library Location Call Number Volume/Issue/Year Availability
    BibTip Others were also interested in ...
Close ⊗
This website uses cookies and the analysis tool Matomo. Further information can be found on the KOBV privacy pages